VỀ CHÚNG TÔI

TẦM NHÌN & SỨ MỆNH

Hội Bảo vệ động vật Việt Nam (Vietnam Animal Welfare Association – VAWA) là một tổ chức xã hội – nghề nghiệp của các tổ chức và công dân Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ động vật và chuyên ngành liên quan đến bảo vệ động vật, tự nguyện thành lập theo quy định của pháp luật, không vì mục đích lợi nhuận, nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên, hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế – xã hội của đất nước

Hội Bảo vệ động vật Việt Nam được thành lập ngày 24/11/2017 theo quyết định số 2799/QĐ-BNV của Bộ Nội vụ và Quyết định số 2490/QĐ- BNV, ngày 12/11/2028 Bộ Nội vụ Phê duyệt điều lệ của Hội Bảo vệ động vật Việt Nam.

Tháng 6 năm 2023, Hội Bảo vệ Động vật đã tổ chức thành công Đại hội Hội bảo vệ động vật Việt Nam nhiệm kỳ II (2023-2028) và đón nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về “ Đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện phong trào thi đua “ Nâng cao chất lượng hoạt động bảo vệ động vật, phúc lợi động vật, góp phần chung sức xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, nông dân giàu có, nông thôn văn minh” năm 2022 ( theo Quyết định số 1669/QĐ-BNN-TCCB ngày 20/6/2023)

Đất nước Việt Nam đã tham gia sâu rộng vào kinh tế thế giới và đã ký kết nhiều điều ước quốc tế trong lĩnh vực nông nghiệp cũng như tuân thủ các thông lệ quốc tế về quyền và nghĩa vụ, trong đó có lĩnh vực bảo vệ động vật.

Hội Bảo vệ động vật Việt nam quan tâm đến các vấn đề đảm bảo phúc lợi động vật cho các nhóm sau:

  • Động vật trang trại (trâu, bò, lợn, gà, dê cừu, thỏ, ong…)
  • Động vật đồng hành (chó, mèo…)
  • Động vật hoang dã (voi, gấu, hổ…

Vì vậy tầm nhìn và sứ mệnh hoạt động của Hội là nhằm bảo vệ động vật, kêu gọi mọi người yêu động vật nguyện thực hiện một số mục đích sau:

    1. Xây dựng các quy trình chăn nuôi thú y cứu chữa động vật khi thiên tai, dịch bệnh xảy ra, bảo đảm cho con vật được tự do đi lại, ăn uống và khai thác sử dụng hợp lý.
    2. Xây dựng các quy định bảo vệ động vật chống lại những hành vi để con vật bị đói khát, suy dinh dưỡng, bị bệnh tật, đánh đập tàn ác, gây đau đớn, tổn thương đối với động vật.
    3. Tuyên truyền việc đối xử với động vật bằng tình thương, sự yêu mến và tôn trọng.
    4. Tuyên truyền nâng cao nhận thức công chúng về quyền sinh sống của động vật.
    5. Giải thích, tuyên truyền và thuyết phục các hội bảo vệ động vật khắp thế giới biết về những hành động bạo hành động vật vì tập tục văn hóa ngàn xưa của người Việt. Tạo sự thông cảm giữa các tập tục văn hóa lâu đời của người Việt Nam với quan điểm về quyền lợi động vật của các Hội Bảo vệ quyền lợi động vật khác trên thế giới.
    6. Đưa ra sự khác biệt và tuyên truyền bảo vệ những quan điểm của phong tục tập quán Việt Nam trong từng thời điểm nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ động vật cho phù hợp với quan điểm của các tổ chức bảo vệ động vật khác trên thế giới.

HOẠT ĐỘNG

Trong những năm đầu đi vào hoạt động, Hội đã thực hiện các nội dung:

– Tiếp tục kiện toàn tổ chức Hội, cơ bản đã hoàn thiện bộ quy chế của Hội (gồm các quy chế BCH, quy chế hoạt động BTV, quy chế tài chính, quy chế sử dụng con dấu và các quy chế của các Ban trực thuộc Hội.)

– Tổ chức chống rét cho trâu bò ở Lộc Bình Lang Sơn ngày 24/1/2019

– Thường trực Ban Thường vụ và tiếp Bà DORA và tổ chức bảo vệ chó mèo Pháp 7/2019 tại Hà Nội

– Tổ chức lớp tập huấn phúc lợi động vật trong việc cắt lộc nhung hươu tại huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh năm 2019 và năm 2023.

– Biên soạn tài liệu về phúc lợi động vật và tập huấn về phúc lợi động vật ở một số chi cục thú y các Tỉnh.

– Tổ chức thành công Đại hội Hội bảo vệ động vật Việt Nam nhiệm kỳ II (2023-2028)

– Tổ chức đào tạo cho cán bộ chăn nuôi thú y, người chăn nuôi về Phúc lợi động vật

– Hỗ trợ tư vấn các trang trại về chứng nhận Trang trại đạt Phúc lợi động vật

(Humane Certification)

– Đào tạo và hỗ trợ chứng nhận về Trang trại đạt Tiêu chuẩn tối thiểu về Phúc lợi động vật ( Minimize Standard of Animal Welfare Certification)

– Xây dựng tài liệu đào tạo và sổ tay hướng dẫn về Animal Welfare cho nhóm vật nuôi trang trại.